Bàn thờ gia tiên - Nơi hội tụ văn hóa Việt

BÀN THỜ GIA TIÊN -  NƠI HỘI TỤ VĂN HÓA VIỆT

Trong mỗi gia đình Việt, gia đình nào cũng có bàn thờ gia tiên trong nhà, đó là nơi gia chủ bày tỏ sự tưởng niệm và lòng thành kính đối với cha mẹ, ông bà tổ tiên đã khuất. Tín ngưỡng này là đạo hiếu của người Việt, bởi ông bà xưa vẫn hay dạy con cháu mình những đạo lý như : “uống nước nhớ nguồn” , “ ăn quả nhớ kẻ trồng cây”,... dù có làm gì cũng phải nhớ cội nguồn của mình.
 
Bộ thờ cúng gia tiên bằng đồng
 
 
Bàn thờ gia tiên là không gian thể hiện tâm linh và là nơi bồi dưỡng thiện lương cho các thế hệ của gia đình. Bởi khi bố mẹ hiếu kính vói ông bà, gia tiên thì con cháu mới biết hiếu thuận với bố mẹ. Do đó, bàn thờ gia tiên là nơi trang trọng nhất, linh thiên nhất trong mỗi gia đình Việt.
Dù có khác nhau đôi chút, nhưng cả 3 miền Bắc, Trung hay Nam thì bàn thờ vẫn được đặt ở vị trí trung tâm, nơi trang trọng, yên tịnh nhất trong nhà. Bàn thờ có thể ở dạng treo trên tường hoặc có thể ở dạng một kệ thờ, một tủ thờ nhưng ở tầm cao trên tay người lớn, mỗi lần hương khói người ta phải đặt ghế để đứng lên trong tư thể thành kính. Trung tâm của bàn thờ là bát hương, phía sau bát hương là di ảnh của người đã khuất.
 
bộ đồ cúng bằng đồng
 
Tường sau bàn thờ là hoành phi, liễn đối xứng bằng chữ Hán tự sơn son thếp vàng hoặc là tranh dân gian về ngũ quả, chiếc cuốn thư, cá chép vượt vũ môn hay các chữ như Phúc, Lộc, Thọ ( đều bằng Hán tự ). 
 
liễn bằng đồng
 
 Trong việc thờ cúng tổ tiên có 2 ngày quan trọng nhất, đó là ngày giỗ và ngày tết. Ngày giỗ cúng đúng ngày mất (theo âm lịch) của người được thờ, đây là dịp để con cháu tưởng nhớ. Còn ngày Tết cổ truyền của dân tộc, ngoài ý nghĩa qua năm cũ chào đón năm mới ra thì dịp lễ tết này để mọi người tưởng niệm và cúng kiến, rước ông bà là nghi lễ hàng đầu. Tất bật dọn dẹp ngày tết  từ trong ra ngoài, đến việc trang hoàng bàn thờ ông bà, những vật dụng thờ cúng được lau chùi, đánh bóng, những lọ hoa mai hoa đào được trưng bày mang âm hưởng của Tết Xuân
Điều đặc biệt, mâm ngũ quả cả 3 miền đều có ý nghĩa rất hay:
  • Miền Bắc: chuối xanh, bưởi vàng, hồng đỏ, lê trắng, quýt da cam tượng trưng cho mong ước phú (giàu có) - quý (sang trọng) - thọ (sống lâu) - khang (khỏe mạnh) - ninh (bình yên).
  • Miền Trung: thường người dân nơi đây không quá câu nệ hình thức, ý nghĩa của mâm ngũ quả, chủ yếu là có gì thì dùng nấy. Các loại thường được trưng bày trên mâm ngũ quả vốn có sẵn ở quê hương như là: thanh long, chuối, dưa hấu, mãng cầu,…
  • Miền Nam: cầu, dừa, đủ, xoài, sung. Mâm ngũ quả ở đây có ý nghĩa nói lên lòng mong ước của người dâng cúng để cầu mong ông bà phù hộ. Ngoài ra, còn trưng thêm cặp dưa hấu, loại to tròn, có dán chữ “thọ” (viết bằng Hán tự) trên tờ giấy đỏ, nói lên mong ước cho ông bà cha mẹ còn sống được sống thọ, vui vẻ với con cháu, hay chữ “phúc” để cầu chúc cho gia đình gặp nhiều may mắn.
Mâm cúng ngày giỗ hay tết, đều không thể đặt để trực tiếp lên bàn thờ, mà phải đặt trên chiếc bàn thấp hơn kê trước bàn thờ. Trước khi thờ tự, dâng hương ta thường thấy trên bàn thờ còn có 3 ly nước đối với ngoài Bắc, còn trong Nam là 2 ly rượu, 1 ly nước đều tượng trưng cho sự tranh khiết của đất trời. Tuy 3 miền Bắc, Trung, Nam có phong tục thờ tụng hơi khác nhưng vẫn có chung tấm lòng thành dành cho ông bà tổ tiên ta.
 
--------------------------------------------------------------------------------------------
Làng Đồng Đại Bái – Nét văn hóa thuần Việt
Showroom: Số 4 – Đường 19 – P. An Phú – Quận 2 – Tp.HCM
Hotline: 0903 30 9989 – 1900 63 60 76
 

 
>> XEM CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Quy trình sản xuất đồ đồng
 
--------------------------------------------------------------------------------------------  

Các sản phẩm đặc biệt